Chủ đầu tư là gì? Trách nhiệm và tầm quan trọng của chủ đầu tư dự án

Nền kinh tế trong nước nói riêng cũng như thế giới nói chung đang phát triển mạnh mẽ, hiện nay có rất nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng đang được mở rộng. Nhưng muốn hoàn thiện và thành công những dự án thì mỗi dự án cần có người đứng đầu hoạt động, đó là chủ đầu tư.

Chắc hẳn chúng ta nghe rất nhiều về chủ đầu tư nhưng chưa hiểu rõ về nó. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đầu tư là gì? Tầm quan trọng, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

chủ đầu tư là gì
Chủ đầu tư là gì

Chủ đầu tư là gì?

Chủ đầu tư là những cá nhân hay tổ chức sở hữu vốn hoặc được giao vốn để triển khai, hoàn thành các công trình và dự án. Chủ đầu tư do người đầu tư nguồn vốn quyết định trước khi hoặc khi phê duyệt dự án.

Đối với lĩnh vực bất động sản thì chủ đầu tư là một vấn đề mà khách hàng cần chú ý và quan tâm, vì nếu là chủ đầu tư uy tín sẽ đảm bảo được chất lượng của công trình, tiến độ và dịch vụ khách hàng sau khi hoàn thiện và giao nhận nhà.

Tầm quan trọng của chủ đầu tư

Mặc dù chịu sự chi phối từ người quyết định đầu tư nhưng chủ đầu tư vẫn có vai trò quan trọng trong quản lý dự án. Vì vậy, chủ đầu tư phải có năng lực cần thiết để điều phối các bộ phận liên quan và quản lý mọi mặt của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Nếu chủ đầu tư không có đủ năng lực sẽ bị sa thải ngay lập tức và người quyết định đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án.

Vai trò của chủ đầu tư

Vai trò của chủ đầu tư có sự thay đổi phụ thuộc vào loại hình dự án mà chủ đầu tư đảm nhận, tuy nhiên nhìn chung, họ sẽ đóng vai trò như:

  • Chủ đầu tư trực tiếp giám sát công trình, dự án, thường xuyên kiểm tra công tác tiến hành, tiêu chuẩn thi công.
  • Chủ đầu tư có quyền lựa chọn đơn vị thầu và có quyền dừng thi công các dự án, yêu cầu khắc phục hậu quả khi đơn vị thầu vi phạm các quy định về chất lượng dự án.

Chủ đầu tư phải chắc chắn đảm bảo chất lượng, tiến độ của dự án, tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình triển khai dự án và khắc phục hậu quả nếu có.

vai trò chủ đầu tư
Vai trò chủ đầu tư

Trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư dự án

Trách nhiệm của chủ đầu tư

Vì chủ đầu tư là người quản lý nguồn vốn và có quyền lựa chọn đơn vị thầu nên sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư trong các dự án.

 Chủ đầu tư là người chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công dự án.

Đối với chủ đầu tư lĩnh vực công trình xây dựng:

  • Phải kiểm tra điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định của Luật xây dựng.
  • Tổ chức kiểm định chất lượng toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
  • Báo cáo mọi khoản chi phí về vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp cho nhà thầu xây dựng, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát.
  • Lưu trữ hồ sơ xây dựng.
  • Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng xây dựng để đưa công trình vào thi công.
  • Chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại khi nghiệm thu số lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác do mình gây ra.
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc vật tư, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình.

Quyền hạn của chủ đầu tư

Ngoài những vai trò và trách nhiệm trên thì chủ đầu tư còn có những quyền hạn riêng cho mình như:

Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, làm hồ sơ dự thầu, đánh giá và thông báo kết quả đấu thầu.

quyền hạn chủ đầu tư
Quyền hạn chủ đầu tư
  • Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực hoạt động phù hợp với cấp công trình dự án.
  • Tiến hành ký kết hợp đồng với các nhà thầu để bắt đầu thi công dự án.
  • Lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư.
  • Chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý dự án và Ban quản lý này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  • Khi hoàn thành dự án thì chủ đầu tư phải nghiệm thu để đưa dự án vào hoạt động.
  • Thanh toán đầy đủ các khoản chi phí cho nhà thầu đúng với những gì hai bên đã ký trong hợp đồng.
  • Có quyền quyết định thuê các bên đối tác, nhân công để hoàn thiện các bộ phận trong quá trình xây dựng dự án.

Tùy theo tính chất của từng dự án, chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn của mình.

Kita Group mong rằng qua bài viết trên người đọc có thể nắm được và hiểu rõ hơn chủ đầu tư là gì? tầm quan trọng của chủ đầu tư cũng như biết được chủ đầu tư có vai trò, trách nhiệm và quyền hạn như thế nào trong dự án.