Hợp đồng đặt cọc cần công chứng không?

Hợp đồng đặt cọc cần công chứng không?

Thông thường để đảm bảo không xảy ra tranh chấp giữ người mua và người bán, hai bên sẽ thống nhất với nhau cùng thiết lập một bản hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng hoặc mua bán nhà đất. Vậy hợp đồng đặt cọc cần công chứng không và nó có đủ tính pháp lý? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hợp đồng đặt cọc cần công chứng không?

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc là một bản ghi chép lại thỏa thuận chi tiết giữa bên bán và bên mua. Trong đó thể hiện rất rõ các khoản đặt cọc của người mua cho người bán gồm tiền, kim khí quý, đá quý, hoặc vật có giá trị lớn.

Thời gian thực hiện giao ước đặt cọc có thời hạn đến khi hai bên tiến hành thực hiện một giao dịch khác. Các trường hợp có thể xảy ra giao dịch khác là:

  • Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết

Tài sản đặt cọc được giao ước sẽ quay về với người đặt cọc hoặc trừ vào tổng số tiền cần thanh toán.

  • Trường hợp 2: Bên đặt cọc bị từ chối giao kết hợp đồng

Khi đến hạn cuối cùng của thời gian đặt cọc mà bên đặt cọc không thực hiện như giao kết thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

  • Trường hợp 3: Bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng

Bên nhận đặt cọc có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.

Tóm lại mặc dù theo Pháp luật, việc đặt cọc không bắt buộc thực hiện công chứng, nhưng nếu cả hai bên đều sợ xảy ra tranh chấp trong giao kết thì cũng có thể tiến hành công chứng hợp đồng đặt cọc để đảm bảo tính pháp lý.

hợp đồng đặt cọc cần công chứng không
Hợp đồng đặt cọc có thể có hoặc không cần công chứng, tùy vào lựa chọn của hai bên

Thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc

Một bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi công chứng hợp đồng đặt cọc thường gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng theo mẫu có sẵn
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch
  • Bản sao giấy tờ tùy thân
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đặt cọc.

Chú ý, bản sao các giấy tờ có thể là bản chụp, bản in, hoặc bản đánh máy. Các tài liệu này cần có đầy đủ nội dung như bản chính. Dĩ nhiên khi đi công chứng bạn cần mang theo giấy tờ gốc để đối chiếu.

hợp đồng đặt cọc cần công chứng không
Để tiến hành công chứng thuận lợi, bạn cần đem đủ các giấy tờ liên quan đến hợp đồng đặt cọc

Nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc theo quy định Pháp luật

Nhìn chung, nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc cần thể hiện rõ các yếu tố sau:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Số lượng, chất lượng tài sản đặt cọc
  • Giá trị, phương thức thanh toán
  • Thời hạn giao ước, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc
  • Phương án xử lý khi vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Thường thì nếu hai bên vẫn tiến hành giao kèo như đã nêu trong hợp đồng đặt cọc, tài sản đặt cọc sẽ được người nhận đặt cọc trả lại cho chính chủ hoặc trừ vào khoản tiền trong hợp đồng tiếp theo.

Thế nhưng, nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng đặt cọc, phải hoàn trả lại tài sản đặt cọc hoặc khoản tiền đã nhận. Ngoài ra, có thể sẽ bị phạt cọc gấp đôi, gấp ba giá trị tài sản đặt cọc nếu như đã ghi rõ trong thỏa thuận hợp đồng đặt cọc.

Xử lý vi phạm hợp đồng đặt cọc như thế nào?

Vi phạm hợp đồng đặt cọc xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện theo giao kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Để dễ hiểu hơn mời bạn theo dõi ví dụ sau:

Bên A muốn mua đất của bên B, trong thời gian tiến hành giao dịch mua bán họ có thỏa thuận đặt cọc để giữ chân. Tức là bên A sẽ đặt cọc cho bên B số tiền 200 triệu đồng. Tuy nhiên không biết vì lý do gì mà bên B từ chối bán đất cho bên A nên phải đền tiền vi phạm hợp đồng là 200 triệu đồng tiền cọc ban đầu và 200 triệu đồng tiền phạt cọc.

hợp đồng đặt cọc cần công chứng không
Trước khi tiến hành hợp đồng đặt cọc, tốt nhất bạn nên công chứng nó để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên

Trong thương trường mua bán hiện nay, việc làm hợp đồng đặt cọc có công chứng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhằm tăng tính pháp lý cho giao kèo. Dựa vào đó cả hai bên đều sẽ được bảo vệ quyền và nghĩa vụ theo hướng công bằng nhất. Hy vọng với các nội dung hữu ích ở bài viết trên, bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc hợp đồng đặt cọc cần công chứng không rồi nhé.

Hiện tại, dự án Stella Võ Văn Kiệt đã được khởi công xây dựng chính thức trong cuối năm 2020, và lập tức nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Thông tin chi tiết dự án Stella En Tropic Võ Văn Kiệt:

  • Tên dự án: Stella 79 Võ Văn Kiệt
  • Vị trí: số 79 đường Võ Văn Kiệt, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP. HCM
  • Chủ đầu tư: Kita Group
  • Quy mô: 4 block x 30 tầng
  • Các tiện ích: hệ thống bệnh viện, siêu thị, trường học xung quanh, khu vui chơi trẻ em, thư viện, khu thể thao, hồ bơi, spa, khu trung tâm thương mại phức hợp…